Chuyển đến nội dung chính

Quy trình sửa chữa máy nén khí

Sửa chữa máy nén khí đòi hỏi quy trình vận hành tỉ mỉ và phải thật sư cẩn trọng. Dưới đây Thủy Khí Á Châu xin sẽ quá trình vận hành và sửa chứa máy nén khí từ a-z.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY NÉN KHÍ
QUY ĐỊNH CHUNG

1. Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m, cũng như không đặt máy ở những vùng có những khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ bốc cháy dễ gây nỗ.

2. Mặt bằng đặt máy phải sạch sẽ khô ráo, không có dầu mỡ và hóa chất dễ cháy.

3. Chỉ những người có trách nhiệm và đã qua lớp huấn luyện an toàn và vận hành máy mới được phép sử dụng máy.

4. Không cho phép đưa máy vào hoạt động khi chưa lắp hệ thống bảo vệ dây curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơle áp suất không chính xác.

5. Việc nối điện cho động cơ vào mạng điện phải được thực hiện qua cầu dao đóng ngắt điện có nắp bảo vệ.

6. Động cơ điện phải được nối tiếp đất hoặc nối không.

7. Không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột. Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình vận hành và xử lý sự cố theo quy tắc về ATLĐ.

8. Không được tự ý dời chỗ máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý phụ trách phân xưởng.

9. Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực, phải báo cho bộ phận có trách nhiệm sửa chữa, không được tự ý sửa chữa.

10. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không được ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra, thao tác vận hành.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ
I. CHUẨN BỊ :

1. Kiểm tra toàn bộ các phụ tùng kèm theo như: áp kế, van an toàn, các loại van và tiến hành xả nước ngưng trong bình.

2. Kiểm tra hôp bao che dây curoa, dây tiếp đất động cơ, mức dầu bôi trơn máy nén ở mức cho phép.

II. VẬN HÀNH:

1. Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động máy chạy, chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình chạy máy.

2. Trong một ca tối thiểu kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của van an toàn 1 lần. Chú ý sự hoạt động của rơle áp suất theo đúng trị số chỉ định.

3. Không vận hành máy quá thông số quy định của Cơ quan đăng kiểm.

III. KẾT THÚC VẬN HÀNH:

1. Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy.

2. Ghi chép các thông số vận hành và các diễn biến kỹ thuật vào sổ nhật ký vận hành.

NHỮNG YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH AN TOÀN BÌNH

(TCVN 6153 : 1996 ¸ TCVN 6156 : 1996 )

1. Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình làm việc.

2. Cấm chèn hãm, trao thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình hoặt động.

3. Không cho phép sử dụng bình và phải lập tức đình chỉ sự hoạt động của bình trong các trường hợp sau đây:

(a). Khi áp suất bình tăng quá áp suất cho phép mặc dù các yêu cầu khác qui định trong qui trình vận hành đều đảm bảo.

(b). Khi các cơ cấu an toàn không hoạt động hoàn hảo.

(c). Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có vết nứt, chổ phồng, thành bình bị gỉ mòn đáng kể, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, rò rỉ các mối nối bằng bulong hoặc đinh tán, các miếng đệm bị xơ ...

(d). Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa bình đang có áp suất.

(e). Khi áp kế hư hỏng.

(f). Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt nắp bình bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng

(g). Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cụm cơ cấu an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với qui định.

(h). Những trường hợp khác theo qui định trong các qui trình vận hành của Công ty.

Video sửa chữa máy nén khí bởi KTV của Thibivi


Tham khảo và tổng hợp tài liệu 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...