Chuyển đến nội dung chính

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì?



Công thức tính lực

Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S.

Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích.
Đơn vị áp suất (N/m2)

Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết

>> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi

Công thức tính áp suất


Công thức tính áp suất chung: P = F / S với

P: là áp suất (đơn vị: N/m2N/m2, Pa, Bar, PSI, kg/cm2, mmHg…)

F: là áp lực tác dụng lên mặt bị ép, có đơn vị là N (Newton)

S: là diện tích tiếp xúc vuông góc, đơn vị của S là cm2, m2
Công thức tính áp suất chất rắn

P = F / S
Công thức tính áp suất chất lỏng, chất khí

P = d x h

d:Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2).
h: Chiều cao của cột chất lỏng (m).
P: Áp suất đáy cột chất lỏng (Pa).

Đặc điểm khác nhau giữa áp suất chất rắn và áp suất chất lỏng là

Chất rắn gây áp suất theo phương vuông góc với lực F (mặt bị ép)

Tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng hoặc khí giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó. Áp suất cũng có quan hệ mật thiết với thể tích và nhiệt độ chất khí (định luật sác lơ).

Trong ứng dụng thực tế chúng ta thường quy về xử dụng công thức tính lực tác động của áp suất F=P*S. Với S phổ biến nhất là tiết diện tròn của xi lanh. Lực F sẽ quyết định đến kết cấu cơ khi của thiết bị xử dụng áp suất như xi lanh khí nén, xi lanh thuỷ lực, bình chứa. Đồng thời tính toán lực tạo ra ví dụ tính toán lực của gầu múc máy xúc, kích nâng hạ....
Sự hiện diện áp suất quanh ta



Bản thân chúng ta đang sống trong một môi trường áp suất của khí quyển trái đất. Áp suất tại mực nước biển ~14 psi trên 10.000km áp suất gần bằng 0. Áp suất có mối liên hệ mật thiết, tương tác qua lại tới gió, nhiệt độ nhiều yếu tố khác trong tự nhiên.

Vì người viết là chuyên gia về khí nén trong công nghiệp nên trong bài viết có thiên hướng đề cập ứng dụng trong công nghiệp.
Thiết bị đo áp suất trong công nghiệp



Đồng hồ đo áp suất: Hiển thị áp suất cho người quan sát.

Cảm biến đo áp suất: Chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện analogue cho bo mạch điều khiển tự động.

Công tắc áp suất: Chuyển đổi ngưỡng áp suất thành dạng tín hiệu điện on/off cho mạch điều khiển.
Ứng dụng áp suất trong công nghiệp dân dụng

Áp suất ứng dụng hầu khắp thiết bị máy móc sản xuất trong công nghiệp và dân dụng từ quả bóng bay, lốp xe. Nó hàm chứa trong nhiều ngành kĩ thuật.

Ví dụ áp suất chất lỏng như ngành thuỷ lực, Áp suất chất khi ngành khí nén. Đo lường hiển thị, điều khiển áp suất là một trong những đại lượng quan trọng. Nó thường trực hơn những đại lượng khác như lực, công suất điện...

Ứng Dụng Của Áp Suất Trong Công Nghiệp Khí Nén

Áp suất là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Một trong những ứng dụng nổi bật là trong nén khí, một nguồn năng lượng thiết yếu chỉ đứng sau điện và nước. Các máy nén khí hoạt động dựa trên nguyên lý giảm thể tích khí để tăng áp suất, cung cấp năng lượng cho các thiết bị như xi lanh khí nén, máy ép, và hệ thống tự động hóa.

Ví dụ thực tế:

  • Máy bơm nước: Tạo ra áp lực để đưa nước xa hoặc lên cao.
  • Máy nén khí: Tăng cường áp suất để cung cấp năng lượng cho các thiết bị hoạt động hiệu quả.

Thiết Bị Đo Áp Suất Trong Công Nghiệp

Đo lường áp suất trong môi trường công nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số thiết bị phổ biến bao gồm:

  • Đồng hồ đo áp suất: Cung cấp thông tin trực tiếp về áp suất cho người dùng.
  • Cảm biến áp suất: Chuyển đổi giá trị áp suất thành tín hiệu điện để điều khiển tự động.
  • Công tắc áp suất: Kích hoạt tín hiệu khi áp suất đạt đến một ngưỡng nhất định.

Sự Hiện Diện Của Áp Suất Trong Tự Nhiên Và Đời Sống

Áp suất không chỉ tồn tại trong môi trường công nghiệp mà còn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Áp suất khí quyển, với giá trị khoảng 14 PSI ở mực nước biển, giảm dần khi chúng ta di chuyển lên cao. Các thiết bị như lốp xe và máy bơm xe đều áp dụng nguyên lý áp suất để hoạt động hiệu quả.

Tầm Quan Trọng Của Áp Suất Trong Các Ngành Công Nghiệp

Áp suất có mặt trong mọi lĩnh vực từ cơ khí đến tự động hóa. Trong ngành thủy lực, áp suất giúp vận hành các thiết bị nâng hạ như máy xúc, máy cẩu. Trong hệ thống khí nén, áp suất đóng vai trò thiết yếu trong việc vận hành máy móc sản xuất. Việc điều khiển và duy trì áp suất chính là chìa khóa đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn.

Áp suất không chỉ là một khái niệm vật lý cơ bản mà còn là yếu tố thiết yếu trong nhiều ứng dụng công nghiệp và đời sống hàng ngày. Hiểu rõ và áp dụng đúng nguyên lý áp suất không chỉ giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của máy mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Hãy khám phá và áp dụng sức mạnh của áp suất trong công việc của bạn. (Tìm hiểu công nghệ nén tại blog này)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  GỐC VÀ MỤC TIÊU CỦA

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T

Sơ đồ lưới điện Việt Nam

Sơ đồ lưới điện Việt Nam:  mô tả các đường dây truyền tải trên toàn bộ lãn thổ Việt Nam. Cùng với đó là sơ đồ các trạm, nhà máy phát điện... >> Tải file cad sơ đồ hệ thống điện việt nam tại đây Do kích thước quá khổ nên nó hiển thị không được chuẩn. Bạn bấm vào ảnh để xem bản đồ hệ thống điện việt nam ở chế độ lớn hơn. 01 bản đồ lưới điện Việt Nam 2006-2025 ( phân bổ theo địa lý mạng lưới đường dây, trạm.. 02 bản đồ phân bổ hệ thống điện bao gồm phân bổ nhà máy điện (ảnh lớn chia làm hai nửa) Nguồn: icon.com.vn