Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn So-tay-bao-duong-cong-nghiep

Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể (TPM)

20. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TPM 1. Định nghĩa TPM- Bảo dưỡng Hiệu năng Tổng thể TPM- Bảo dưỡng Hiệu năng  Tổng thể là sự phát triển tiếp theo của Bảo dưỡng Sản xuất (PM) với các nội dung sau: -Hướng tới hiệu suất sử dụng thiết bị tối đa. -Thiết lập một hệ thống quản lý thâu tóm toàn bộ chu kỳ sử dụng thiết bị. -Bao gồm tất cả các bộ phận: lập kế hoạch, vận hành, bảo dưỡng.. -Có sự tham gia của tất cả mọi người từ người lãnh đạo cao nhất cho tới các công nhân các xưởng. -Hoạt động tự quản của các nhóm nhỏ công nhân. Thuật ngữ PM trong nhóm từ TPM không phải là Bảo dưỡng Phòng ngừa mà có nghĩa là Bảo dưỡng Sản xuất cho cả chu kỳ sử dụng của thiết bị. TPM chỉ thực sự có hiệu quả khi cả 5 điều kiện nêu trên được thực hiện. Từ "Tổng thể" trong thuật ngữ bảo dưỡng sản xuất tổng thể có 3 nghĩa: -Tổng thể với nghĩa "Hiệu suất Tổng thể" -Tổng thể với nghĩa " Toàn bộ hệ thống " -Tổng thể với nghĩa "sự tham gia của Tất cả" Công

Triển khai TPM Ở công ty Giấy Bãi Bằng

19.VÍ DỤ ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TPM Ở CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG 1. Tình hình và trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng Công ty Giấy Bãi Bằng là cơ sở sản xuất bột giấy và giấy lớn và hiện đại nhất nước ta hiện nay. Công ty có một tổ hợp các dây chuyền thiết bị sản xuất hoàn chỉnh và đồng bộ từ các nguồn  cung cấp động lực và nguyên, nhiên liệu: xử lý và cấp mảnh gỗ, điện, hơi nước, khí nén, nước công nghệ, hoá chất các loại.. đến các dây chuyền sản xuất bột giấy, dây chuyền xeo giấy và hệ thống kho bãi, các loại phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường sắt... Do vậy, các loại máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty rất đa dạng cả về chủng loại lẫn số lượng cũng như điều kiện làm việc. Với đặc thù đó, công tác bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng rất phức tạp, khối lượng công việc rất nhiều từ khâu quản lý, lập kế hoạch bảo dưỡng đến sửa chữa, bảo dưỡng ngoài hiện trường. Cho tới nay, phương pháp bảo dưỡng được áp dụng ở Công ty vẫn là Bảo dưỡng Phòng ngừa đị

Kaizen chìa khóa của sự thành công.

Kaizen là gì? Kaizen có nghĩa là “cải tiến liên tục”, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, trong đó (“kai”) có nghĩa là “thay đổi” và (“zen”) mang nghĩa là “tốt”. Đây là một hệ thống các phương pháp tập trung vào việc cải tiến liên tục các quy trình sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh, và quản lý. Kaizen lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ, bởi các giáo viên về quản lý. Sau đó nó bắt đầu phổ biến trong nền kinh tế Nhật Bản từ sau thế chiến thứ II. Ngay sau đó, Kaizen đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Hệ thống này được áp dụng trong các ngành y tế, chính phủ, ngân hàng và nhiều ngành công nghiệp khác. Khi được sử dụng trong sản xuất, Kaizen bao gồm tất cả các hoạt động cải tiến liên tục những chức năng và cần có sự đóng góp từ tất cả các thành viên, từ lãnh đạo cấp cao CEO cho tới các công nhân vận hành máy móc. Mọi nhân viên hay lãnh đạo đều được khuyến khích đưa ra các ý tưởng nhỏ theo một vài nguyên tắc cơ bản. Kaizen còn được áp dụng trong các công đoạn như mua sắm và hậu cần, kết nối

Tự làm kiểm toán trong công nghiệp

14. TỰ KIỂM TOÁN BẢO DƯỠNG 1. Hồ sơ diễn giải Giới thiệu Kiểm toán bảo dưỡng có bốn mục tiêu: 1.Để đưa ra một bức tranh rõ ràng về chức năng bảo dưỡng trong ngày chẩn đoán. 2.Để xác định những điểm yếu kém. 3.Góp phần vào thiết lập lên các công cụ xử lý dữ liệu (C.M.M.S.), 4.Là một cơ sở cho kiểm toán để kiểm soát tiến trình của chức năng bảo dưỡng. 2. Nguyên tắc làm việc Việc kiểm toán này dự kiến áp dụng cho các công ty quy mô vừa (từ 50 cho đến 1.200 cán bộ công nhân viên). Một bộ phận của nền công nghiệp nhỏ. Nó được biên soạn thành 8 biểu bảng, mỗi bảng đề cập một loạt các câu hỏi về rất nhiều lĩnh vực khác nhau của việc bảo dưỡng và mối liên hệ thực tế của chúng trong nội bộ công ty. Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi được phân chia thành theo bốn nhóm (đúng, khá đúng, khá sai, sai). Những biểu bảng này sẽ được điền đầy đủ bởi một nhóm nhỏ các thành viên (ít nhất là 2 người), những người có một cái nhìn tổng thể về hoạt động bảo dưỡng. Căn cứ theo các câu trả l

Xây dựng hồ sơ thiết bị và cơ sở dữ liệu bảo dưỡng

12. XÂY DỰNG HỒ SƠ THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢO DƯỠNG 1. Giới thiệu Trong quá trình điều chỉnh, việc đánh giá những  biện pháp sửa đổi có kiểm soát so với chỉ dẫn giúp người điểu chỉnh có thể tiến hành một số thay đổi cần thiết để máy có thể hoạt động ổn định. Trong bảo dưỡng, những thay đổi này là kết quả của hoạt động bảo dưỡng: -Tình huống xảy ra bất ngờ, -Bảo dưỡng sửa chữa, -Cải tiến. Tất cả sự điều chỉnh này cộng với kết quả của quá trình vận hành so với những mục tiêu đề ra cho phép xác định tình trạng hoạt động tốt của thiết bị. Các quyết định phải được liên tục đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu đó. Công tác lập hồ sơ thiết bị dựa trên tất cả những dữ liệu kỹ thuật nói trên. Việc sử dụng những thông tin này giúp xác định bản chất của các số liệu liên quan cần có. Vì vậy, chính sách bảo dưỡng của công ty được quyết định bởi nội dung của những thông tin ghi trong hồ sơ. Việc khai thác những  thông  tin trong  hồ sơ cần phải quan  tâm đến  toàn  bộ quá trình quản  l

Cấu trúc hồ sơ thiết bị

11. CẤU TRÚC HỒ SƠ THIẾT BỊ I.KHÁI LƯỢC 1. Giới thiệu Tính hữu dụng và hiệu quả của một hồ sơ thiết bị phụ thuộc vào nội dung thông số kỹ thuật và hiệu quả hoạt động, khai thác thiết bị trong suốt vòng đời. Độ dày mỏng của một hồ sơ thiết bị không nhất thiết là sự đảm bảo cho chất lượng của hồ sơ đó. Điều quan trọng ở đây là cách làm cho hồ sơ này được hình thành như thế nào, cũng như cần tính đến các phương pháp trình bày số liệu và khuyến nghị. Việc trình bày các phần khác nhau của hồ sơ thiết bị sẽ được điều chỉnh với các đối tượng sử dụng. Trước khi xây dựng hồ sơ thiết bị, cần phải đưa ra 4 quy tắc tổ chức cốt yếu sau đây. -Việc xây dựng một hồ sơ thiết bị là một chức năng “đầy đủ” trong phạm vi tổ chức về vấn đề bảo dưỡng (đối với bất kỳ quy mô nào của tổ chức). Trách nhiệm liên quan trong chức năng này phải được ghi nhận và không thể bị xoá bỏ. -Chức năng này phải được ghi nhận ở cấp cao nhất trong công ty để tiếp đó sẽ bố trí các phương tiện cần thiết (nhân lực, vật li

Bảo dưỡng Tiên tiến khác với Bảo dưỡng Truyền thống như thế nào?

1.2. Bảo dưỡng Tiên tiến khác với Bảo dưỡng Truyền thống như thế nào? Bảo dưỡng Truyền thống quan tâm đến duy trì hoặc phục hồi khả năng làm việc của máy móc thiết bị vào bất cứ thời điểm nào, không xét đến yếu tố chi phí và độc lập với sản xuất. Trong khi đó, Bảo dưỡng Tiên tiến tính tới độ sẵn sàng và chất lượng của thiết bị trong mối quan hệ với chi phí và kế hoạch sản xuất. Nói cách khác, bộ phận Bảo dưỡng Truyền thống phải trả lời câu hỏi:  - Làm thế nào để thiết bị luôn sẵn sàng hoạt động? Còn bộ phận thực hiện Bảo dưỡng Tiên tiến phải trả lời các câu hỏi:  - Làm thế nào để thiết bị sẵn sàng hoạt động vào lúc cần thiết?  - Với chi phí (hiểu theo nghĩa rộng) thấp nhất?  - Nguyên nhân nào làm hỏng thiết bị và giảm chất lượng sản phẩm liên quan đến cách vận      hành và khai thác thiết bị? Trần Đình Huy

Các loại hình Bảo dưỡng Công nghiệp hiện đại trên thế giới

1.3. Các loại hình Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến trên thế giới Nhu cầu về bảo dưỡng máy móc xuất hiện kể từ khi loài người bắt đầu sử dụng chúng trong sản xuất. Kể từ đó, ngành bảo dưỡng đã trải qua các bước phát triển từ thấp đến cao, từ bị động đến chủ động. Dưới đây là các loại hình bảo dưỡng đã và đang được áp dụng trên thế giới: 1.3.1. Phương pháp Bảo dưỡng Sửa chữa (Bảo dưỡng Hỏng máy - Breakdown ( Maintenance)  Đây là phương pháp bảo dưỡng lạc hậu nhất. Thực chất lịch bảo dưỡng được quyết định khi máy móc  bị hỏng và con người hoàn toàn bị động. Khi máy hỏng, sản xuất bị ngừng lại và công tác bảo dưỡng  mới được thực hiện. Phương pháp bảo dưỡng này có rất nhiều nhược điểm như: gây dừng máy bất thường, không ngăn ngừa được sự xuống cấp của thiết bị, có thể kéo theo sự hư hỏng của các máy móc liên quan và gây tai  nạn, làm cho các nhà quản lý sản xuất bị động trong việc lên kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của