Chuyển đến nội dung chính

Kiểm toán hệ thống khí nén-bơm hút chân không

Khí Nén Á Châu cung cấp dịch vụ Kiểm toán hệ thống khí nén, bơm hút chân không bao gồm:
Khảo sát / đánh giá hệ thống khí nén.
Kiểm toán tiêu thụ khí nén sơ bộ.
Kiểm toán hệ thống khí nén chi tiết.


Kiểm toán khí nén bao gồm các hoạt động: khảo sát tiêu thụ, hệ thống thiết bị truyền tải, đo đạc tiêu thụ năng lượng, chuyển đổi năng lượng, đánh giá chất lượng khí nén và ảnh hưởng phụ đến sản xuất nếu có, đánh giá bảo dưỡng, đánh giá phụ tùng thay thế, đánh giá, phân tích các cơ hội tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí vận hành.

Kiểm toán khí nén cho doanh nghiệp biết:

Thực trạng hệ thống thiết bị sử dụng khí nén.
Thực trạng tiêu thụ và quản lý khí nén.
Mức độ hiệu quả của việc sử dụng khí nén hiện tại.
Các giải pháp tiết kiệm khí nén khả thi về kỹ thuật và kinh tế.
Kế hoạch triển khai các hoạt động tiết kiệm khí nén.
Thực trạng bảo dưỡng, vận hành hệ thống khí nén.
Hiệu quả việc bảo dưỡng máy nén.
Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn về hỏng hóc thiết bị trong tương lai.
Kế hoạch triển khai bảo dưỡng, thay thế phụ tùng cho bảo dưỡng.
Thực trạng chất lượng khí nén sử dụng.
Đánh giá nhu cầu và khả năng của thiết bị xử lý khí nén hiện tại.
Thực trạng tiêu thụ năng lượng điện của hệ thống khí nén.
Đánh giá hiệu quả sử dụng năng điện.
Quy đổi chi phí / đơn vị m3 khí nén sử dụng.

Năm 2014, Công ty Thiết Bị Á Châu triển khai chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy kiểm toán khí nén. Doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kiểm toán khí nén của chúng tôi sẽ được nhận thêm các gói dịch vụ sau hoàn toàn miễn phí:


- Miễn phí thực hiện gói dịch vụ "Khảo sát khí nén", được thực hiện trước khi làm kiểm toán khí nén. Khảo sát khí nén giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh tiềm năng tiết kiệm năng lượng, thực trạng sử dụng, vận hành và bảo dưỡng hệ thống khí nén từ đó có cơ sở để xác định qui mô làm kiểm toán khí nén. Đồng thời nó phục vụ cho việc vận hành, bảo dưỡng hiện tại.


Khảo sát đánh giá hệ thống khí nén

Khí Nén Á Châu cung cấp có phí chuyên gia cho dịch vụ “Khảo sát khí nén”. Khảo sát khí nén giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh về hiện trạng sử dụng khí nén, quản lý năng lượng, phát hiện các cơ hội tiết kiệm khí nén, và khiếm khuyết trong quá trình sử dụng.


Các bướcthực hiện Khảo sát năng lượng

Bước 1 Thu thập thông tin trước khi khảo sát doanh nghiệp: 
- Thông tin doanh nghiệp.
- Thông tin công suất, lưu lượng dây truyền sử dụng khí nén.
- Thông tin công suất, lưu lượng hệ thống đáp ứng, hãng sản xuất, loại hình máy nén khí sử dụng.
- Thông tin bảo trì bảo dưỡng trong 01 năm gần nhất.

Bước 2 - Khảo sát tại doanh nghiệp: thực hiện trong 1 buổi.

Nội dung: trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của DN về thực trạng quản lý
và sử dụng năng lượng; khảo sát dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị khí nén để phát
hiện nhanh các cơ hội tiết kiệm khí nén. Tiến hành lấy thông số cơ bản trên thiết bị.

Bước 3 – Lập báo cáo Khảo sát khí nén.


Kiểm toán hệ thống khí nén

Kiểm toán khí nén chi tiết là mức độ đầy đủ nhất kiểm toán khí nén.

Các bước chính thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết

+ Chuẩn bị kiểm toán khí nén: tổ chức, nhân lực, thiết bị, bảng câu hỏi...

+ Thu thập dữ liệu về dây chuyền thiết bị, sản xuất, năng lượng.

+ Kiểm tra thực địa và xây dựng kế hoạch đo đạc.

+ Thực hiện các đợt đo đạc thực tế.

+ Phân tích chi tiết tỉ lệ tiêu thụ năng lượng, hiệu quả sử dụng khí nén.

+ Xây dựng các giải pháp tiết kiệm khí nén  khả thi.

+ Phân tích kinh tế, tài chính cho các dự án khí nén được đề xuất.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án tiết kiệm khí nén cho nhà máy.

+ Xây dựng báo cáo kiểm toán khí nén chi tiết.


Thời gian thực hiện: tuỳ thuộc qui mô doanh nghiệp
Thời gian làm việc tại nhà máy: khoảng 2 ~ 10 ngày.
Thời gian thực hiện toàn bộ đợt kiểm toán: 6 ~ 20 ngày.

Nhân lực và cơ sở vật chất

Khí Nén Á Châu tiền thân là đơn vị chuyên bảo dưỡng máy nén khí và làm đại lý cho môt số hãng máy nén khí như Atlas Copco, Ingersoll rand, Fusheng. Do vậy Khí Nén Á Châu đủ năng lực về kinh nghiệm, nhân lực và cơ sở vật chất nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ khí nén tối ưu nhất.

Thiết bị đo kiểm toán năng lượng: đồng hồ đo cường độ sáng, bộ dụng cụ đo công suất và phân tích chất lượng điện năng, đo nhiệt độ, áp suất, đo tốc độ quay, đo độ rung, máy phân tích khói,...


DỤNG CỤ ĐO PHỤC VỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

1 Thiết bị phân tích công suất điện (Energytest 2020E)

+ Có khả năng phân tích, lưu trữ các hoạt động của điện áp, dòng điện, sóng hài thứ cấp, công suất và các nguồn năng lượng khác.

+ Có khả năng kiểm tra phân tích nguồn cung cấp, đánh giá các giá trị tiêu thụ công suất của các thiết bị.




2 Ampe kìm
Dùng để đo điện áp, cường độ dòng điện, điện trở và nhiệt độ



3 Hỏa kế hồng ngoại UX-10P
Đo nhiệt độ mà không bị tác động bởi tác nhân bên ngoài như khói, hơi nước, bụi...




4 Thiết bị phân tích khí, khói thải (IMR 2800P)

Phân tích thành phần có trong khí như CO, O2, NO2, SO2, H2S, HC, nhiệt độ khí...có thể đưa kết quả ra máy tính nhờ cổng kết nối RS-232




5 Thiết bị đo tốc độ, lưu lượng, nhiệt độ, độ ẩm không khí -TSI 8346




6 Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm, khí CO, CO2 không khí trong nhà




7 Thiết bị phát hiện rò rỉ môi chất lạnh - Robinair 166000.




8 Đồng hồ đo chân không hiện số:Đo chân không trong các hệ thống rút chân không với độ phân giải cao chỉ 1 micron và cho biết kết quả nhanh chóng chỉ trong 1/2 giây rất phù hợp với những bài thí nghiệm cần độ chính xác cao mà tốn ít thời gian.




9 Lux kế - Light meter: Đo độ rọi ánh sáng



10 Thiết bị đo lưu lượng bằng siêu âm (Ultrasonic Flowmeter)Model: 7ME 3310



11,Thiết bị đo nhiệt độ bằng hồng ngoại (Infrared thermometer)



12, Siêu âm vòng bi SKF

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...