Quá trình kiểm định máy nén khí cần phải diễn ra nghiêm ngặt. Điều này làm giảm thiểu chi phí sửa chứa máy nén khí  .Theo thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. 

kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực phải được thực hiện trong các trường hợp nào ?
Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn.
Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị.
Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định định kỳ bình áp lực (máy nén khí) là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số P.V ≥ 200 (với P-áp suất: tính bằng kG/cm2 và V-thể tích: tính bằng Lít ) thì phải tiến hành kiểm định. Tất cả các thiết bị hoạt động với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên thì coi là thiết bị chịu áp lực.

Tại sao phải kiểm định máy nén khí ?

Lí do thứ nhất: Như đã nói trên, máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Do đó chúng ta cần phải kiểm định máy nén khí.
Lý do thứ hai: Để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh tổn hại do các sự cố xảy ra.
Lý do thứ ba: Làm tăng năng suất làm việc của thiết bị, do sau quy trình kiểm định, sẽ khắc phục được các hư hại, hỏng hóc và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục cũng như tăng hiệu suất làm việc của thiết bị.
Máy nén khí là một trong các thiết bị trong hệ thống khí nén. Nó làm nhiệm vụ nén khí để cung cấp cho các nhu cầu sử dụng khác nhau. Máy nén khí được sử dụng rộng rãi và phổ biến từ trong các công ty, xí nghiệp.

Phân loại máy nén khí

Máy nén khí trục vít ( Screw air compressor )
Máy nén khí trục vít loại có dầu ( Oil flood )
Máy nén khí trục vít loại không dầu ( Oil free )
Máy nén khí Pittong(Piston air compressor)
Máy nén khí đối lưu
Máy nén khí ly tâm
Máy nén khí dòng hỗn hợp
Máy nén khí dạng cuộn (Scroll air compressor)

Trình tự kiểm định máy nén khí

Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau :

Chuẩn bị kiểm định:

  • Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra bên trong
  • Kiểm tra khả năng chịu áp lực
  • Kiểm tra độ kín chỉ áp dụng đối với các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ

Kiểm tra vận hành:

Chú ý: Những trình tự kiểm định kế tiếp chỉ được làm khi kết luận kiểm định ở mục nêu trên đã đạt đúng yêu cầu.
Trước khi tiến hành việc kiểm tra: Những đề nghị an toàn phải được tiến hành bình áp lực phải được vệ sinh; các cửa kiểm tra, cửa người chui (nếu có) phải được tháo ra, nếu không chắc chắn hiện trạng kỹ thuật các chi tiết chịu áp lực của bình cần tháo ra 1 phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt chắc chắn cho công việc kiểm tra trong ngoài; cơ sở phải cử người chứng kiến công việc khám nghiệm.Kiểm tra

Chuẩn bị kiểm định:

– Gửi yêu cầu cho công ty về lịch làm việc và những đề nghị trước khi đưa bình vào kiểm tra
- Xác định và thống nhất đề nghị an toàn với công ty trước khi làm kiểm tra.Chuẩn bị tất cả phương tiện thiết bị kiểm tra cho quá trình kiểm định.
Kiểm tra hồ sơ
- Dựa vào tầng suất kiểm định để kiểm tra, đọc về hồ sơ của bình.
- Khi kiểm định lần đầu bắt buộc đọc những lý lịch sau:
a. Lý lịch của bình (gồm: các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn; tính toán sức bền các phần tử chịu áp lực; bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính; hướng dẫn vận hành bảo dưỡng sửa chữa…).
b. Hồ sơ xuất xưởng của bình (gồm:các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn; kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn; biên bản nghiệm thử xuất xưởng…).
c. Các biên bản kiểm định thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
d. Hồ sơ lắp đặt: chỉ áp dụng với bình cố định

Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:

a. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
b. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Trường hợp sửa chữa: hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn và thay thế các bộ phận chịu áp lực.
b. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
c. Trường hợp sau khi thiết bị không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ.
Lưu ý: Đối với những bình áp lực rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.
Kiểm tra bên ngoài,bên trong
Kiểm tra bên ngoài,bên trong theo trình tự các bước sau:
Khi khám xét bên ngoài và bên trong bình áp lực, cần chú ý phát hiện những thiếu sót sau:
- Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành bình áp lực; dấu vết rò rỉ hơi tại các mối hàn, mối tán đinh, mối núc ống.
- Tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận.
- Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn.
- Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt.
- Kiểm tra độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối.
- Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.


1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: hệ thống chiếu sáng; sàn, cầu thang, giá treo…; hệ thống tiếp địa, chống sét (nếu có).

2. Kiểm tra số lượng và tình trạng làm việc của các thiết bị phụ trợ.

3. Đối với bình làm việc có môi chất độc hại, dễ cháy nổ phải thực hiện biện pháp khử khí trước khi tiến hành công việc kiểm tra, người trực tiếp kiểm tra phải nắm vững quy trình xử lý sự cố thường gặp.

4. Trường hợp bình có ống chùm,nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thi phải yêu cầu tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra.

Lưu ý: Khi không có khả năng tiến hành khám xét bên trong do đặc điểm kết cấu của bình, cho phép thay thế việc khám xét bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và khám xét những bộ phận có thể khám xét được.

Kiểm tra khả năng chịu áp lực (Thử thuỷ lực)

Thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình.

1. Nếu bình có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và thử thuỷ lực cho từng phần.

2. Phải có biện pháp khống chế sự tác động của quá trình thử thủy lực đến các thiết bị bảo vệ tự động,đo kiểm và đảm bảo các thiết bị này không bị phá hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không thực hiện được thì cô lập hoặc được tháo ra thử riêng.

3. Môi chất và nhiệt độ môi chất thử, áp suất thử, thời gian duy trì áp suất theo quy định tại mục 3.11 của TCVN 6156:1996 nếu nhà chế tạo có quy định áp suất thử cao hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.

4. Trường hợp không có điều kiện thử thủy lực do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả nước; do có lớp lót bên trong ngăn cản việc cho nước vào, cho phép thay thế bằng thử áp lực khí (không khí hay khí trơ) và tiến hành kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác,trong quá trình thử phải áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại 3.16 TCVN 6156:1996

5. Nạp môi chất thử và tiến hành tăng áp suất từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng thiết bị duy trì áp suất thử trong thời gian 5 phút và nghiêm cấm việc gõ búa.Theo dõi, phát hiện các hiện tượng: biến dạng,nứt… trong quá trình thử thủy lực.


6. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc định mức, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình khám xét.Sử dụng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.

7. Đánh giá kết quả thử: Tối thiểu đạt kết quả theo quy định tại mục 3.4.5 TCVN 6154:1996.

8. Trong trường hợp bình được miễn thử thuỷ lực theo quy định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định và đính kèm các biên bản nghiệm thu thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo,biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).

Kiểm tra độ kín (Thử kín): 

Chỉ áp dụng khi công nghệ đòi hỏi hoặc các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ.

1. Sử dụng môi chất thử là khí trơ hoặc khí nén để nạp đến áp suất làm việc cho phép.

2. Phát hiện các rò rỉ; đề xuất các biện pháp để cơ sở khắc phục, xử lý và kiểm tra lại.

3. Đánh giá kết quả thử: Bình được coi là đạt yêu cầu ở bước thử này khi không phát hiện rò rỉ khí.

3. Kiểm tra vận hành (Thử vận hành).

1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để bình có thể vận hành bình thường.

2. Căn cứ vào quy trình, phối hợp với cơ sở đưa bình vào làm

việc, xem xét tình trạng làm việc của bình và các phụ kiện kèm theo; sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.

3. Khi bình làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn (Trừ bình chứa môi chất độc hại, dễ cháy nổ) thực hiện niêm chì van an toàn.

Van an toàn có thể hiệu chỉnh và niêm chì không cùng quá trình thử vận hành.

Giá trị hiệu chỉnh van an toàn :

- 0,05 MPa – khi áp suất làm việc cho phép đến 0,3 MPa;

- 15% p – khi áp suất làm việc cho phép trên 0,3 MPa đến 6 MPa;

- 10% p – khi áp suất làm việc cho phép trên 6 MPa.