Lọc gió máy nén khí có chức năng bảo vệ máy nén khí khỏi bụi bẩn.
Lọc khí trong máy nén khí có thể tìm thấy ở hai đến ba vị trí trong hệ thống khí nén của bạn: tại cửa hút gió trên máy hoặc trên cửa lấy gió phòng máy nén khí được gọi là lọc sơ cấp, tại vị trí cửa hút gió gọi là lọc gió chính  và ở trong hệ thống đường ống khí nén gọi là lọc đường ống, nối giữa máy nén khí và máy sử dụng khí nén để truyền tới các dụng cụ sử dụng hơi trong nhà máy.

Lọc gió tại cửa hút khí bảo vệ máy nén khí khỏi bụi bẩn và các hạt rắn có thể hút vào trong máy. Lọc gió là bộ lọc khí quan trọng nhất trong hệ thống khí nén của bạn bởi bụi bẩn là kẻ thù số một của máy nén khí, nó sẽ là nguyên nhân gây ra hao mòn cụm nén, van và các chi tiết khác. Nó cũng bảo vệ dầu của máy nén, lọc dầu, lọc tách dầu và toàn bộ các chi tiết chuyển động.

Tiết kiệm chi phí

Chúng ta có thể tiết kiệm chi năng lượng thông qua việc thay thế lọc gió máy nén khí định kỳ. Một máy nén khí bám bụi bẩn ở cửa hút khí sẽ làm giảm lưu lượng khí ra, làm giảm hiệu suất nén, tăng mực tiêu thụ năng lượng để tạo ra một đơn vị mét khối khí. Do vậy, hiệu quả chuyển đổi giữa lượng điện năng tiêu so với lưu lượng khí nén tạo được sụt giảm, thậm chí chi phí còn cao hơn rất nhiều so với việc thay thế một bộ lọc mới. Do vậy, chúng ta không nên vận hành hệ thống máy nén khi không lắp bộ lọc gió ở cửa hút. Bên cạnh đó lọc không sạch là nguồn gốc đưa bụi bẩn vào trong dầu dẫn đến nghẹt lọc dầu, lọc tách dầu, suy giảm tuổi thọ của dầu. Nếu khí được lọc sạch ngay từ đầu tuổi thọ của dầu và các thiết bị lọc đều được tăng nên đáng kể.

Nếu máy nén khí được lắp đặt tại một môi trường có nhiều bụi bẩn như xưởng kim loại, xưởng chế biến gỗ hay xưởng phun cát thì chúng ta nên đặt máy trong một phòng riêng hoặc lắp đặt đường ống dẫn khí vào để cung cấp khí sạch cho phòng máy nén. Hãy làm điều này vì mục tiêu bảo vệ hệ thống máy và vì sức khỏe của chính chúng ta. Hơn nữa, việc này sẽ giúp chúng ta tránh được rất nhiều vấn đề sửa chữa. hãy làm những việc nhỏ để bảo vệ những giá trị lớn hơn.

Khoang chứa bộ lọc gió (bầu lọc gió)
khởi đầu của công nghệ máy nén khí do tầm quan trọng của lọc khí nên thông thường nguồn cấp khí nén thường được dẫn ra xa phòng đặt máy, được thiết kế một phòng lọc bụi lớn.
Bộ lọc gió của hầu hết các hãng máy nén khí ngày nay được lắp đặt bên trong một bầu lọc gió bằng nhựa nhỏ gọn. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ thống lọc không khí bởi 80% bụi bẩn được loại bỏ bởi dòng chảy xoáy bên trong khoang này. 20% còn lại sẽ được loại bỏ bởi chính bộ lọc khí. Do vậy chúng ta không nên tháo ra hay để hở khoang nhựa này.

Khoang chứa bộ lọc gió (Air housing)
Tại khoang chứa lọc gió cửa hút của máy nén khí trục vít sẽ xảy ra quá trình tạo dòng xoáy cho không khí đi vào để loại bỏ bụi bẩn nhờ lực quán tính ly tâm.
Chúng ta có thể nhìn thấy một chi tiết nhỏ phía bên phải đó là bộ chỉ thị áp suất chân không cảnh báo mức độ sụt áp qua bộ lọc, khi nào đầu chỉ thị chạm tới vạch đỏ có nghĩa là bạn cần kiểm tra vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc mới.



Đánh giá bộ lọc gió máy nén khí
Lưu lượng: Lọc gió được chọn theo lưu lượng: lưu lượng càng lớn thì đòi hỏi bộ lọc có kích thước càng lớn. Nếu lưu lượng quá lớn so với kích thước của bộ lọc, thì sụt áp trên bộ lọc sẽ trở lên quá cao thậm chí còn gây ra móp méo, thủng bộ lọc.
Mức cản trở lưu lượng trên khối lượng bụi: theo thời gian bụi bẩn sẽ tích lũy càng nhiều trên bề mặt của bộ lọc gió. Bụi bẩn này sẽ làm tăng mức độ sụt áp (được đo bằng mBar). Chúng ta không nên để độ sụt áp này trở lên quá cao. Mức sụt áp 25mBar qua bộ lọc gió sẽ làm giảm lưu lượng khí nén ở đầu ra của máy nén khí là 2%.

Lời khuyên:
Chúng ta hãy thay thế bộ lọc gió hệ thống máy nén khí của mình theo đúng định kỳ để tránh các rủi ro cho máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.

Cách vệ sinh lọc gió:
Thường xuyên dùng vòi khí nén vệ sinh lọc gió. Chiều khí nén được thổi từ trong ra ngoài. Việc vệ sinh tốt nhất để khoảng cách vòi và màng lọc là 10cm. Không nên đặt quá gần, việc đặt miệng vòi khí nén quá gần về cảm quan có vẻ sạch hơn nhưng thực chất nó làm hỏng cấu trúc sợi lọc bên trong màng lọc gió và đem lại tác dụng ngược lại. Trong những trường hợp cần thiết có thể súc rửa lọc gió trong dung dịch hóa chất tẩy rửa nhằm loại bỏ cáu bẩn sau đó phơi khô và tiếp tục sử dụng.