Chuyển đến nội dung chính

Công nghệ tách dầu ra khỏi nước công nghệ độc quyền của Việt Nam

Máy tách dầu khỏi nước: Công nghệ độc quyền của VN

Theo tin từ Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa học Việt Nam vừa tìm ra một nguyên lý hoàn toàn mới để sản xuất những vật liệu hút dầu và thiết bị tách dầu khỏi nước rất hữu hiệu.

Các sản phẩm này được chào bán tại Techmart 2005, sẽ khai mạc vào ngày 15/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ sư Lê Ngọc Khánh (Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế, TP Hồ Chí Minh) là người sáng chế ra vật liệu hút dầu petro-abs (Mỗi kg vật liệu này có thể hút từ 30 đến 60kg dầu tùy theo loại dầu nổi hay dầu đặc và có khả năng tái sử dụng từ 400-600 lần) và máy tách dầu SOW. Hai sản phẩm này đã nhận được bằng sáng chế của Cục sáng chế Việt Nam và Cục Sáng chế Nhật Bản. Máy tách nhanh dầu-nước được xem là thiết bị mới nhất trong lĩnh vực này, có khả năng xử lý nước chứa dầu tới độ sạch dưới 1 ppm.
Từ các sáng chế trên, nhóm nghiên cứu gồm tiến sĩ Nguyễn Trần Dương, kỹ sư Lê Ngọc Khánh, Tiến sĩ Trần Tri Luân và Giáo sư Nguyễn Hữu Hiếu đã hoàn thiện quy trình sản xuất thử vật liệu nói trên và các tấm hút dầu, các hệ thống thu gom, tách dầu ra khỏi nước.
Nhóm nghiên cứu đã thành lập một trung tâm thiết kế tàu chuyên dụng có hệ thống tấm vật liệu và máy tách dầu nói trên để phục vụ xử lý tràn dầu dành cho khu vực sát bờ và khu vực ngoài khơi. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã sản xuất thiết bị có công suất xử lý 200 m3 nước thải nhiễm dầu/ngày và có thể ghép 10 máy lại với nhau, cho tổng công suất xử lý lên đến 2.000m3 /ngày.
Với việc xử lý tràn dầu ở khu vực sát bờ, nhóm nghiên cứu sử dụng thuyền nhỏ chuyên dụng, có thể vào sát bờ, trên thuyền có hệ thống phao chắn bằng tấm hút dầu và máy tách dầu-nước tại chỗ. Dầu gom không cần phải vận chuyển vào đất liền mà được xử lý ngay tại hiện trường và bỏ qua nhiều khâu tốn kém.
Với việc xử lý tràn dầu ở khu vực ngoài khơi, nhóm nghiên cứu đã thiết kế loại tàu SOW-Skimmer từ vật liệu composite, trang bị hệ thống liên hoàn đa năng, có thể hút, tách dầu ngay tại chỗ, đạt 1.000 m3/ngày.
Nhóm các nhà khoa học nói trên cho biết, một loại máy SOW khác còn có thể tách gần như triệt để nước khỏi dầu, dùng trong việc làm sạch dầu hút lên từ giàn khoan.
Giá tàu SOW-Skimmer lớn là 3 tỷ đồng, thuyền nhỏ là 300 triệu đồng. Giá thành xử lý tách dầu khỏi nước mất khoảng 2 USD/khối , bằng 1/16 chi phí của phương pháp ly tâm siêu tốc, còn diện tích và khối lượng của máy tách SOW chỉ nhỏ bằng 1/10 của hệ thống thiết bị ly tâm siêu tốc.
TTXVN

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...