Chuyển đến nội dung chính

ASTM là gì ? ASTM Với ngành dầu nhớt

Cụm từ "ASTM" khá quen thuộc với các nhà khoa học, đặc biệt là trong các lĩnh vực phân tích chất lượng các sản phẩm. Vậy ASTM là gì? được sử dụng như thế nào? 

ASTM, là viết tắt của cụm từ “American Society for Testing and Materials”, Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ, là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế phát triển và đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ và nguyên vật liệu. Trụ sở chính đặt ở Conshohocken, Pennsylvania, cách Philadelphia 5 dặm về phía Tây Bắc.
Tổ chức quốc tế ASTM đóng vai trò quan trọng là hệ thống thông tin hướng dẫn thiết kế, sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu.
ASTM được thành lập cách đây 1 thế kỷ (1898) khi một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đường sắt làm việc cùng nhau. Công việc của họ đã đưa đến sự tiêu chuẩn hóa về thép được sử dụng xây dựng đường ray với mục đích cuối cùng là tăng cường sự an toàn cho mọi người. Sự phát triển của công nghiệp, môi trường và chính sách quản lí đã tạo ra các yêu cầu tiêu chuẩn mới. ASTM đáp ứng yêu cầu với các tiêu chuẩn thống nhất để sản xuất và cung cấp các dịch vụ an toàn hơn, hiệu quả hơn và tốn ít chi phí. Ngày nay, ASTM tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong việc tiêu chuẩn hóa các yêu cầu của thị trường toàn cầu.
ASTM ra đời trước các tổ chức tiêu chuẩn hóa khác như: BSI (1901), DIN (1917) và AFNOR (1926). ASTM có vai trò ảnh hưởng so với các tổ chức tiêu hóa khác và là tổ chức tiêu chuẩn hóa lớn nhất thế giới. Với qui trình thống nhất, ASTM hỗ trợ hàng ngàn ủy ban kỹ thuật tự nguyện với hơn 12000 tiêu chuẩn.
Hàng năm, ASTM xuất bản cuốn “Annual Book of ASTM Standards” với đĩa CD và phiên bản online.
Năm 2001, ASTM đổi tên thành ASTM International để thể hiện tính toàn cầu về tiêu chuẩn.
Năm 2005, ASTM kết hợp với Citation Technologies, tạo ra một thư viện online cho các tiêu chuẩn về môi trường.
Năm 2008, ASTM xuất bản các tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật của nhiên liệu Biodiesel.
Năm 2009, các tổ chức phát triển các tiêu chuẩn AAMI, ANSI, ASTM và DIN kết hợp với nhau tạo ra một dữ liệu về các tiêu chuẩn về thiết bị y tế..
Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn do ASTM International tạo ra có 6 chủ đề chính:
+ Tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật.
+ Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm
+ Tiêu chuẩn về thực hành.
+ Tiêu chuẩn về hướng dẫn.
+ Tiêu chuẩn về phân loại.
+ Tiêu chuẩn về các thuật ngữ.

Cuốn sách “The Annual Book of ASTM Standards” bao gồm 15 lĩnh vực:

1. Các sản phẩm sắt thép
2. Các sản phẩm kim loại màu
3. Qui trình phân tích và phương pháp kiểm tra kim loại
4. Xây dựng
5. Các sản phẩm dầu mỏ, dầu nhờn và nhiên liệu khoáng
6. Sơn, hợp chất thơm và các hợp chất phủ
7. Dệt may
8. Nhựa Plastics
9. Cao su
10. Điện tử và cách điện
11. Công nghệ môi trường và nước
12. Năng lượng địa nhiệt, mặt trời và hạt nhân
13. Dịch vụ và dụng cụ y tế
14. Thiết bị và phương pháp nói chung
15. Các sản phẩm nói chung, hóa học và sản phẩm sử dụng cuối cùng


phương pháp thử ASTM trong ngành dầu nhờn,dầu cách điện

TT
LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM
TÊN PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG PHÁP THỬ
1.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định tỷ trọng của các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng
Standard Practicle for density, relative density (Specific gravity), or API Gravity of crude petroleum and liquid petroleum product by hydrometer method
ASTM D 1298-99

2.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong suốt và đục
Standard test method for Kinematic viscosity of transparent and Opaque liquids ( the calculation of dynamic viscosity)
ASTM D 445-97
3.
Dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học tại 400C và 100oC
Standard Practicle for calculating viscosity index from Kinematic viscosity at 40 and 100 degree C
ASTM D 2270-98

4.
Dầu nhờn và nhựa đường gốc dầu mỏPhương pháp xác định điểm chớp cháy cốc hở
Standard test method for flash and fier point by Cleveland Open Cup
ASTM D 92-98
5.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏ và mỡ bôi trơnPhương pháp xác định trị số kiềm của các sản phẩm dầu mỏ bằng chuẩn độ điện thế
Standard test method for Base number of Petroleum product by Potentiometric Perchloric Acide Titration
ASTM D 2896-96

6.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏ và mỡ bôi trơnPhương pháp xác định trị số axit của các sản phẩm dầu mỏ bằng chuẩn độ điện thế
Standard test method for Acid number of Petroleum product by Potentiometric Titration
ASTM D 664-95
7.
Dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định hàm lượng Ba, Ca, Mg, Zn trong dầu bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử
Standard test method for analysis of Barium, Calcium, Magnesium and Zinc in Unused lubricating oils by Atomic absorption spectrometry
ASTM D 4628-97
8.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định nhiệt độ đông đặc của các sản phẩm dầu mỏ

1.1.1.1 Standard test method for Pour point of petroleum products

ASTM D 97-96
9.
Dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định đặc tính tạo bọt của dầu bôi trơn
Standard test method for Foaming characteristics of lubricating oil
ASTM D 892-98
10.
Nhiên liệu, dầu nhờn và nhựa đường gốc dầu mỏPhương pháp xác định hàm lượng nước trong các sản phẩm dầu mỏ và nhựa đường bằng chưng cất
Standard test method for water in petroleum product and bituminous materials by distilation
ASTM D 95-99
11.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định ăn mòn tấm đồng của các sản phẩm dầu mỏ
Standard test method for Detection of Copper corrosion from petroleum products by copper strip tarnish test
ASTM D 130-00

12.
Nhiên liệu, dầu nhờn gốc dầu mỏPhương pháp xác định màu ASTM của các sản phẩm dầu mỏ
Standard test method for ASTM color petroleum products (ASTM color scale)
ASTM D 1500-98
13.
Nhựa đường đặcPhương pháp xác định độ kim lún của nhựa đường

1.1.1.2 Standard test method for penetration of bituminous materials

ASTM D5-95

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồ sơ kĩ thuật gồm những gì ?

CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT CẤU TRÚC HỒ SƠ KỸ THUẬT 1. Hiểu khái niệm “thiết bị” Trong tài liệu này, thuật  ngữ “thiết bị” đề cập tới một tổng thể kỹ thuật  có một chức năng nào đó và thường có kết cấu phức tạp, tức là được thiết kế và sản xuất để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động hoặc chức năng) xác định. Ví dụ: một thiết bị nghiền, một máy ép, một thiết bị sơn hoặc lò xử lý bề mặt, bơm, cầu trục, v.v... 2. Hiểu khái niệm “hồ sơ kỹ thuật” và “hồ sơ thiết bị” Khái niệm “hồ sơ thiết bị” hoặc “hồ sơ kỹ thuật” của thiết bị đôi khi chứa đựng nhiều thực tế khác nhau tuỳ theo tác giả. Trong quan điểm của chúng tôi, “hồ sơ kỹ thuật” thường  coi như một hồ sơ “trước sử dụng” (nghĩa là trước khi thời gian sử dụng của thiết bị bắt đầu). Vì thế, đối với chúng tôi “hồ sơ thiết bị” là hồ sơ “quá trình sử dụng”. Hồ sơ này sẽ do bộ phận bảo dưỡng sử dụng. Trong đó sẽ có bao gồm hồ sơ “trước sử dụng” để từ đó thêm dần các văn bản do quá trình sử dụng thiết bị tạo ra. I. NGUỒN  ...

Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, đảm bảo việc truyền tải và phân phối điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy biến áp có thể gặp phải nhiều sự cố dẫn đến hư hỏng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng máy biến áp và biện pháp khắc phục hiệu quả. Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Máy Biến Áp Quá tải Máy biến áp được thiết kế để hoạt động ở một công suất nhất định. Khi tải điện vượt quá giới hạn này, máy biến áp sẽ nóng lên quá mức, dẫn đến hư hỏng cách điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tải điện. Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải để ngắt điện khi phát hiện quá tải. Sự cố cách điện Các lớp cách điện trong máy biến áp có thể bị hỏng do điều kiện môi trường như độ ẩm, bụi bẩn, hay hóa chất. Khi lớp cách điện bị suy giảm, nguy cơ ngắn mạch và hư hỏng máy biến áp tăng lên. Biện pháp khắc phục: Định kỳ kiểm tra và vệ sinh máy biến áp để loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm. T...

Áp suất khí nén là gì ?Khí nén căn bản

Áp suất là gì? Công thức tính lực Áp suất (Pressure), ký hiệu bằng P là một đại lượng vật lý được định nghĩa là một lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của diện tích tiếp xúc P = F / S. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích được tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản áp suất chính là lực tác động vuông góc nên một bề mặt diện tích. Đơn vị áp suất (N/m2) Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất tính bằng Newton / mét vuông (N/m2) nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học & vâtj lý học Blaise Pasccal người Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế cả dân dụng và công nghiệp đơn vị đo áp suất thông thường là bar, Mpa, kg/cm2 , những bội số của Pa vì giá trị của pa rất nhỏ chỉ tương đương áp suất của tờ tiền tác động nên mặt bàn. Xem chi tiết bài viết >> Đơn vị đo áp suất phổ biến bảng quy đổi Công thức tính áp suất Công thức tính áp suất chung: P = F / S với P...