5. BẢO DƯỠNG DỰA TRÊN TÌNH TRẠNG
(TÀI LIỆU CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ BẢO  DƯỠNG)

I. Bảo dưỡng
1. Định nghĩa:
Tiêu chuẩn NF X 060-0610 định nghĩa bảo dưỡng là “tất cả các hành động có thể duy trì hoặc khôi phục một chi tiết trở về một điều kiện cụ thể hoặc gần như thế để nó có thể thực hiện được những chức năng 
Tình trạng xác định: hoạt động được người sử dụng quy định .
2. Bảo dưỡng và vòng đời thiết bị
Mục tiêu của một chương trình bảo dưỡng không chỉ nhằm chỉ ra thời điểm khi nào máy móc không hoạt động được nữa hoặc cần phải sửa chữa mà còn phải duy trì tất cả máy móc luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt nhất bằng cách hạn chế tới mức thấp nhất thời gian vô ích và đảm bảo hiệu quả sử dụng một cách tối đa.

Hoạt động bảo dưỡng cần phải được tiến hành trong suốt thời gian tồn tại của máy móc. Nhiều hoạt động diễn ra ngay trong thiết kế thiết bị:
Độ tin cậy
Độ ổn định
Tính sẵn sàng hoạt động
An toàn

II, CÁC HÌNH THỨC BẢO DƯỠNG

1, Để đạt được các mục tiêu bảo dưỡng này, có ba yếu tố cần phải được quan tâm:
Yếu tố kỹ thuật
Yếu tố tài chính
Yếu tố con người

2. Châm ngôn vể bảo dưỡng
VIỆC SỬA CHỮA KHÔNG CÓ Ý NGHĨA GÌ, TA PHẢI BẢO DƯỠNG  KỊP THỜI. VIỆC SỬA CHỮA LÀ DO THIẾU KIỂM SOÁT. 
VIỆC BẢO DƯỠNG  CHÍNH LÀ VIỆC KIỂM SOÁT.


III. BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA


Nó được tiến hành sau khi máy móc bị hỏng. Trường hợp này cũng có thể được gọi là “chữa bệnh”.
Nó cũng bao gồm một số các hoạt động nhất định nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các lỗi hỏng và sự bất thường để tăng tuổi thọ cho thiết bị, sự chuẩn hoá các thành phần và cải thiện tính độ bền.

IV. BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA
4.1. Các hoạt động giám sát
 Các vòng giám sát
 Khắc phục những hỏng hóc đơn giản (cấp 1)

4.2. Định kỳ thăm khám
Nếu tuổi thọ của các bộ phận hay các thành  phần máy móc bị bỏ qua không chú ý đến, các chuyến thăm kiểm tra này thường đi kèm với các công tác bảo dưỡng được quyết định tức thời vì công việc đó mang tính cấp bách hoặc cũng có thể theo kế hoạch.

1. Bảo dưỡng xác định trước

Được tổ chức khi biết rõ tuổi thọ của các thành phần khác nhau hay một số thiết bị phải quản lý theo luật định.

2. Bảo dưỡng dựa trên tình trạng

Được tổ chức khi những nguyên nhân và các dạng hỏng hóc được được biết rõ ở một mức độ vừa đủ và sự biểu hiện của chúng có thể có mối tương quan với các hiện tượng vật lý mà có thể ghi nhận được bằng các thiết bị cảm biến.

V. NHỮNG  MỤC TIÊU CỦA BẢO DƯỠNG  DỰA TRÊN TÌNH TRẠNG.

Tối đa năng lực sản xuất của thiết bị
Để kéo dài mà không gây nguy hại khoảng thời gian giữa những lần đại tu.
Để hạn chế tối đa những lần đại tu.
Để nâng cao chất lượng các lần sửa chữa (C.M.M.S.).
Tăng tuổi thọ thiết bị.
Cải thiện việc lập kế hoạch làm việc.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giảm các chi phí sản xuất và chi phí bảo dưỡng.
Tăng tính an toàn trong khi khai thác thiết bị.

VI. NHỮNG THÔNG SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG

Bảo dưỡng phòng ngừa dựa trên những thông số cơ bản sau:
 Rung động ( giao động)
 Nhiệt độ
 Áp suất
Lưu lượng
Độ căng
Điện năng
Phân tích dầu mỡ v..v...

CÁC  KỸ THUẬT KHÁC NHAU CỦA BẢO DƯỠNG  PHÒNG  NGỪA

Kỹ thuật phân tích rung động
Kỹ thuật nhiệt phổ
Kỹ thuật nội soi
Kỹ thuật X quang
Kỹ thuật âm thanh
Kỹ thuật phân tích dầu mỡ
Kỹ thuật siêu âm, v...v...


VII. MỘT VÀI VÍ DỤ


Nhiệt phổ (Vòng bi của động cơ)
Nhiệt phổ (Những mối nỗi điện tiếp xúc kém)
Phân tích dầu mỡ (Thành phần sắt lẫn trong dầu)
Âm thanh (Phổ âm thanh)
Âm thanh (Biểu đồ độ ồn)

VIII. PHÂN  TÍCH DAO ĐỘNG

Một trong số những công cụ khác của bảo dưỡng dựa trên tình trạng.
Một công cụ bắt buộc phải ứng dụng:
Yêu cầu đào tạo liên tục cho người sử dụng,
Hiểu về những hạn chế công nghệ của thiết bị và phần mềm của chúng. 

NGUYÊN LÝ
Một đầu cảm biến (đo vận tốc, đo gia tốc biến áp) thường được đặt trên vòng bi. Những rung động phát ra từ thiết bị được thu nhận bởi một đầu cảm biến và truyền về rất nhiều loại thiết bị hỗ trợ (thanh nam châm, thiết bị phân tích tần số xách tay, bộ phận theo dõi cố định).
(Phụ lục 6)

IX. NHỮNG HÌNH THỨC ĐO ĐẠC

THỜI GIAN:
Tín hiệu được đo đạc trong một khoảng thời gian.

TỔNG THỂ:
Chỉ ra một dạng thông số được chọn trong một một mức dải tần xác định,
Cho phép vẽ một đường cong biểu thị xu hướng.

TẦN SỐ:
Chỉ ra hình dạng phổ những thành phần thường  xuyên xuất hiện của tín hiệu trong một dải tần nhất định.

X. XỬ LÝ TÍN HIỆU

Hệ thống  đo đạc ghi chép tổng quát tín hiệu thời gian. Để thuận  tiện cho việc phân tích các tín hiệu được lấy ra này, các tín hiệu sẽ được chuyển đổi sang dạng tín hiệu tần số bằng hàm chuyển đổi (Khai triển nhanh  Fourier). Các tín hiệu nhận được theo cách này sẽ cho phép phân tích những hiện tượng rung động khác nhau đo được bởi thiết bị cảm biến.


XI. CÁC VÍ DỤ VỀ ĐO ĐẠC VÀ TÍN HIỆU.

ĐƯỜNG CONG XU HƯỚNG DIỄN TIẾN
Đường cong mô tả và phỏng  đoán xu hướng diễn tiến tiếp theo trong tương lai của mức độ dao động (rung)

1. Tín hiệu thời gian (hằng số)
Tín hiệu được thu nhận bởi đầu cảm biến.
2. Phổ của tín hiệu 2
Phổ của một tín hiệu thời gian thông thường.
3. Tín hiệu thời gian (đã hiệu chỉnh)
Tín hiệu được thu nhận bởi đầu cảm biến. Trong trường hợp này, hai máy được đặt bên cạnh nhau có sự khác nhau rất ít về tốc độ.

4. Phổ của tín hiệu 4
Phổ của tín hiệu thời gian trước.
5. Sự phóng đại của tín hiệu thời gian 4
Sự khuếch đại của tín hiệu thời gian đã hiệu chỉnh.
6. Phổ khuếch đại
Phổ (sự khuếch đại) của tín hiệu thời gian trước.

XII. CÁC KIỂU THIẾT BỊ ĐO ĐẠC

ĐỐI VỚI CÁC ĐO ĐẠC TỔNG THỂ:
Thiết bị xách tay có hoặc không có sự lưu trữ các giá trị đã đo đạc.
Các thiết bị cố định (quan trắc) với sự điều chỉnh của các ngưỡng báo động

1. Đối với các phép đo phổ:

Thiết bị xách tay. Thiết bị cố định (quan trắc) với sự điều chỉnh của các ngưỡng báo động.

XIII. CÁC LOẠI PHẦN MỀM
Đối với các đo đạc tổng thể:

Đồ thị dữ liệu lưu trữ tạo thành các đường cong xu hướng diễn tiến cho thấy một cách trực quan tiến triển của các giá trị đo sau một khoảng thời gian và để xác định ngưỡng của các cấp độ báo động.

1.Đối với các phép đo phổ:
Đồ thị dữ liệu lưu trữ minh họa tiến triển tổng thể và các vạch phổ có thể được xác định theo thời gian. Bằng cách này, tiến triển của các các số liệu thiếu hụt cũng có để dự kiến được.

2. Các phần mềm hệ chuyên gia
Đưa ra các chẩn đoán tự động dựa trên cơ sở các dữ liệu đã lưu trữ và động lực của máy móc.

XIV. THỰC HIỆN CÁC PHÂN TÍCH RUNG ĐỘNG

SỰ ĐO ĐẠC ĐỊNH KỲ

Để đạt được các kết quả tốt về vấn đề này, bạn cần phải:
Biết rất rõ công nghệ, thiết bị đo đạc, phần mềm, phân tích phổ, phân tích tín hiệu, có mọi thông thông tin về động học của thiết bị để giám sát.

1.Khai thác các phép đo như thế nào?
Nguyên lý định hướng của bảo dưỡng phòng ngừa theo phân tích rung động nằm ở:
Sự tiến triển dự kiến đúng quy luật của các giá trị vật lý của dao động (phổ, tổng thể, tạm thời) dựa trên cơ sở trạng thái thực
Sự xác định các ngưỡng báo động để quyết định thời điểm can thiệp.

2.Các kiểu báo động
Dựa vào cấp độ tổng thể
Dựa vào phổ tham khảo (đường bao)
Dựa vào các dải tần

XV. PHÂN TÍCH, NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG  CỦA VÒNG  BI LÊN MỘT THIẾT BỊ LÀM SẠCH (ĐUỔI KHÍ)

Nghiên cứu điển hình này sẽ nhấn mạnh các yếu tố cần thiết để thực hiện một chuẩn đoán tương đối chính xác về một vấn đề hỏng hóc.

GHI CHÉP HỎNG HÓC
Khách hàng nhận thấy rằng trong một số điều kiện vận hành, vòng bi của một thiết bị làm sạch (khí) rung và phát ra những tiếng ồn khác thường.

1. Các bước tuân theo
- Nghiên cứu động học của máy (Số vòng quay, kiểu vòng bi, v.v...).
-Ghi chép một loạt các điểm đo đạc trên máy với các thông  số khác nhau (tần suất, kiểu đo đạc,v.v...).
-Phân tích các đo đạc.
-Gửi một báo cáo can thiệp cho khách hàng.

2.Động học

a.Các điều kiện vận hành:
Những thay đổi tải trọng lên vòng bi do những thay đổi liên tục của lượng vật chất chứa trong thùng chứa.

b.Phân tích các thông số:
(xem phổ phân tích hình 2.8)

3.Viết một báo cáo can thiệp.
Kết quả phân tích: vỡ vòng bi. Phải được thay thế ngay lập tức.