13/07/2011 14:17:16
TI hình xuyến treo ở cổ cáp  làm việc như thế nào? Tại sao dây tiếp địa cổ cáp lại phải luồn trong lòng TI  hình xuyến? 


Trả lời:
Tại các trạm biến áp 110 kV thường
dùng loại cáp XLPE làm cáp xuất tuyến trung thế, cáp này thường được bao bọc bên ngoài 1 lớp đai thép (Fe) để bảo vệ về cơ học, ngoài cùng của cáp lại được bọc một lớp nhựa dầy bằng PVC để bảo vệ cho đai thép khỏi bị gỉ. Dưới đầu cáp được lắp một máy biến dòng hình xuyến có tên là máy biến dòng thứ tự không, đai thép tại cổ cáp được hàn một dây tiếp địa.

TI hình xuyến treo ở cổ cáp  làm việc như sau:

Bình thường khi không có chạm đất sẽ không có dòng điện đi qua đai thép, khi có sự cố chạm đất 1 pha, dòng điện chạm đất sẽ xuất hiện và đi qua đai thép xuống đất.

Nếu điểm nối đất của cổ cáp nằm ở phía trước máy biến dòng dây nối đất không luồn qua máy biến dòng thì dòng điện chạm đất không đi qua máy biến dòng, máy biến dòng sẽ không có tác dụng trong mạch bảo vệ rơ le bảo vệ chạm đất.

Trong lưới điện trung tính cách điện, khi xảy ra chạm đất, dòng điện thứ tự không (3I0) đi qua điểm chạm đất rất nhỏ.

+ Dòng điện chạm đất có chiều đi từ thanh cái ra đường dây và đi qua điểm nối đất nằm ở sau máy biến dòng.

+ Với các đường dây cùng đấu chung một thanh cái thì dòng điện 3I0 xuất hiện trên các lộ đường dây sẽ cùng có chiều đi từ đường dây vào thanh cái sau đó lồng qua cuộn dây máy biến áp chính  rồi đi về phía đường dây đang có chạm đất 1 pha và chui xuống đất. Dòng điện chạm đất có giá trị bằng tổng dòng điện thứ tự không trên thanh cái 3I
0∑

Muốn cho bảo vệ chạm đất làm việc được thì dây tiếp địa tại cổ cáp bắt buộc phải được luồn phía bên trong của máy biến dòng để tập trung được hoàn toàn dòng điện chạm đất thứ tự không  
3I0∑ đi qua.

Theo: TCĐL số 5/2011